Nứt kẽ hậu môn do đâu ?

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách nhỏ ở niêm mạc của ống hậu môn. Thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 24 tháng, nứt hậu môn ít gặp ở trẻ lớn. Người lớn có thể bị nứt kẽ hậu môn khi đi đại tiện khối phân cứng và to do táo bón. Nứt hậu môn là bệnh đứng hàng thứ ba đến khám ở khoa hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn do đâu ?


Nứt hậu môn cấp tính thường sẽ lành sau đợt điều trị nội khoa, nhưng đôi khi tổn thương không lành hẳn. Nếu nứt hậu môn cấp tính không lành sau điều trị nội khoa sẽ xuất hiện tổn thương thứ phát. Đầu tiên là sự viêm nề của phần đầu dưới của vết nứt hình thành một tổn thương viêm nề được gọi là khối da thừa (sentinel pile). Khối viêm nề đầu dưới của vết nứt hình thành do nhiễm trùng làm phù nề bạch mạch gây triệu chứng đau và viêm nề khối này. Sau đó, khối viêm nề này sẽ xơ hoá và hình thành mảnh da thừa xơ hoá. Sau nhiều tháng, vết nứt không lành sẽ tạo ra vết loét sâu đến lớp cơ thắt trong, xơ hoá, dẫn đến hậu quả kích thích co thắt của cơ thắt trong và xơ hoá phần cơ bị kích thích này.

http://dakhoaaua.vn/chi-phi-phau-thuat-mo-benh-tri-ngoai-tri-noi-bao-nhieu-tien-1575.html

Nguyên Nhân:

-Nhiễm trùng: là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Vi khuẩn thâm nhập vào tuyến lỗ hậu , hình thành mủ trong niêm mạc ống lỗ hậu , sau thời gian ấy bị rò và lở loét. Viêm khối huyết tĩnh mạch cũng có xác xuất dẫn đến bệnh nứt kẽ lỗ hậu. 

-Đi đại tiện kéo dài, lâu. Do thói quen đọc báo, hút thuốc khi đi đại tiện, làm cho máu bị dồn ứ ở hậu môn.

-Táo bón: Người bi táo bón thường dễ bị mắc bệnh trĩ, dẫn tới nứt kẽ hậu môn.

-Người có tiền sử giải phẫu quanh lỗ hậu môn, viêm lỗ hậu môn...

- Biến chứng: 

Nứt kẽ hậu môn gây đau và chảy máu, hơn 90% trường hợp nứt hậu môn tự lành và bệnh nhân có thể dùng kem thoa tại chỗ hoặc nhét thuốc vào hậu môn để giảm đau. Nứt kẽ hậu môn một khi không lành nó có thể trở thành mãn tính. Khi vết nứt không tự lành, trở thành mãn tính, vết nứt sẽ xâm nhập đến cơ vòng hậu môn trong, cơ vòng này có tác dụng giữ cho hậu môn đóng kín, trừ lúc đang đi đại tiện. Sau đó nó gây ra tình trạng mủ ở vết loét, dẫn đến áp xe giữa 2 cơ thắt hay áp xe quanh hậu môn và gây ra rò hậu môn.

http://dakhoaaua.vn/phi-1-ca-tieu-phau-cat-bui-tri-ngoai-gia-bao-nhieu-tien-1573.html

- Điều trị: 

Điều trị nội khoa là chống táo bón với thuốc tạo khối phân, thuốc nhuận tràng, ngâm hậu môn với nước âm giúp giãn cơ thắt hay dùng thuốc bôi tại chỗ gây tê. Có thể điều trị bằng dụng cụ là nong hậu môn dưới gây mê giúp cơ thắt giãn ra. Tiểu phẫu áp dụng trong trường hợp nứt hậu môn mạn tính.

Bạn nên đưa mẹ bạn đến bác sỹ để xác định tình trạng nứt kẽ hậu môn để có thể đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

0 nhận xét: