Đi phân sống kéo dài ở người lớn coi chừng bị viêm đại tràng

Đi phân sống kéo dài là một biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa rất hay gặp ở người lớn. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do ăn uống không hợp vệ sinh, do tác động của tâm lý hoặc cũng có thể là do ảnh hưởng của các bệnh lý ở đường tiêu hóa. Trong đó viêm đại tràng được xem là lý do  gây đi ngoài phân sống ở người lớn thường gặp nhất.

Đi phân sống kéo dài ở người lớn coi chừng bị viêm đại tràng

Hiện tượng đi ngoài phân sống kéo dài ở người lớn nguyên nhân do đâu?


Đi ngoài phân sống là tình trạng phân có lúc rắn, có lúc lại sền sệt, nước và phân tách riêng và trong phân có lẫn hạt nhỏ lợn cợn là những thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Phân sống thường có màu vàng ngả qua xanh tựa như màu của dưa cải.

Hiện tượng đi phân sống kéo dài ở người lớn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Đi phân sống kéo dài ở người lớn coi chừng bị viêm đại tràng.
Đi ngoài phân sống do ăn thức ăn ôi thiu.
Do ăn các thức ăn lạ, thức ăn ôi thiu hoặc chưa được nấu chín.
Do đường ruột bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng.
Sử dụng một số loại thuốc kéo dài cũng gây đi ngoài phân sống. Trong đó điển hình nhất là thuốc kháng sinh.
Ăn uống dư thừa chất khiến cho cơ thể không hấp thu được hết chất dinh dưỡng.
Đi ngoài phân sống do tâm lý không ổn định ( stress, căng thẳng, lo âu).
Dùng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn.
Thói quen lạm dụng bia rượu làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh trong đường ruột và khiến nhiều nam giới bị đi ngoài phân sống.
Nguy hiểm hơn, đi ngoài phân sống kéo dài ở người lớn còn được xem là biểu hiện của các căn bệnh ở đường tiêu hóa. Cụ thể là bệnh viêm đại tràng, viêm trực tràng, bệnh viêm ruột, ung thư đại tràng, viêm đại tràng co thắt ( hội chứng ruột kích thích).

>> http://dakhoaaua.vn/benh-vien-nao-co-khoa-hau-mon-truc-trang-o-tp.hcm-2371.html

Viêm đại tràng- nguyên nhân gây đi phân sống kéo dài ở người lớn thường gặp nhất

Có thể thấy hiện tượng đi ngoài phân sống xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể do ăn uống kém vệ sinh, do dùng thuốc hoặc cũng có thể là một ảnh hưởng của bệnh lý. Trong số các căn bệnh ở đường tiêu hóa gây đi ngoài phân sống ở người lớn thì viêm đại tràng là căn bệnh thường gặp nhất .

Đại tràng hay còn gọi là ruột già- là phần áp cuối của đường tiêu hóa. Chức năng chính của đại tràng là hấp thu hết chất dinh dưỡng còn lại trong thức ăn và phân hủy chất cặn bã thành phân và thải ra ngoài qua đường hậu môn. Chính vì vậy  mà khi đại tràng bị viêm, nó không còn thực hiện tốt được chức năng tiêu hóa vốn có. Thức ăn không được phân hủy hết nên sinh ra hiện tượng đi ngoài phân sống kéo dài, phân lợn cợn lẫn thức ăn.

Bệnh viêm đại tràng chủ yếu xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Khi mắc căn bệnh này ngoài biểu hiện đi ngoài phân sống, bệnh nhân còn bắt gặp các triệu chứng như sau:

Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới. Vị trí đau có thể ở hai bên hố chậu, mạn sườn hoặc đau lan theo khung đại tràng.

Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài phân lỏng, phân táo, phân sống không thành khuôn. Có lúc lại bị táo lỏng xen kẽ.

Trong phân có lẫn máu, chất nhảy hoặc dịch mủ

Một số dấu hiệu khác: Mất ngủ, chán ăn, người mệt mỏi, sốt, chướng hơi, đầy bụng, sút cân…

Bệnh viêm đại tràng kéo dài qua nhiều năm có thể tiến triển thành ung thư. Chính vì vậy bệnh nhân nên thận trọng đề phòng với căn bệnh này khi có biểu hiện đi ngoài phân sống kéo dài.

>> Xem tham khảo thêm địa chỉ mổ trực tràng hậu môn ở tphcm tại đâu tốt nhất ?

Đi ngoài phân sống ở người lớn khi nào  cần đến gặp bác sĩ ?


Thông thường  nếu hiện tượng đi ngoài phân sống không phải do bệnh lý gây ra thì hiện tượng này có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn mà không phải dùng thuốc. Tuy nhiên nếu bạn bị đi ngoài phân sống kéo dài quá 1 tuần kèm theo các biểu hiện bất thường như đau bụng, đi cầu ra máu, thay đổi thói quen đi đại tiện…thì nên sớm tới gặp bác sĩ bởi đây là dấu hiệu cho thấy đường tiêu hóa của bạn đang bị bệnh và cần được chữa trị.

https://dakhoa-tphcm.blogspot.com/

0 nhận xét: