4 căn bệnh về hậu môn phổ biến nhất hiện nay


Theo các bác sĩ chuyên khoa vùng hậu môn trực tràng tại Phòng khám chuyên khoa hậu môn, hậu môn của người bình thường có thể gặp 4 bệnh lý sau.

1. Bệnh trĩ

 Căn bệnh này thường xảy ra đối với người có chứng bị táo bón kinh niên, ngồi nhiều, đứng lâu, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Bệnh có 3 loại (trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp) với rất nhiều triệu chứng khác nhau, điển hình là đại tiện ra máu, đau rát hậu môn và búi trĩ lòi ra ngoài.

 Đối với chứng bệnh dễ tái phát này có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nếu ở giai đoạn nhẹ, việc dùng thuốc sẽ ngăn chặn sự phát triển của bệnh dần dần những triệu chứng đó biến mất. Còn ở giai đoạn nặng, bệnh chữa hoài mà không khỏi thì cách tốt nhất là dùng kỹ thuật ngoại khoa như: PPH hoặc HCPT tùy từng loại trĩ.

2. Nứt kẽ hậu môn

  Nứt kẽ hậu môn nghĩa là niêm mạc, nếp gấp ở hậu môn bị nứt ra, là hiện tượng ở niêm mạc da ống hậu môn xuất hiện ổ viêm loét khiến vùng nếp nhăn ở hậu môn bị nứt ra, vết nứt dài khoảng 0,5 – 1cm, khó khép lại và gây đau đớn cho người bệnh.

 Đối với chứng bệnh này đau đớn vùng hậu môn kèm theo chảy máu là triệu chứng điển hình nhất. Chứng nứt kẽ hậu môn có thể chữa được bằng thuốc cùng với chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Đây là chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân vì lượng máu chảy ra và cơn đau đớn do bệnh gây nên khó kiểm soát do đó cần được điều trị sớm nếu phát hiện bệnh.

3. Áp-xe cạnh hậu môn

  Áp-xe cạnh hậu môn là tình trạng ổ mủ nhiễm trùng nằm cạnh hậu môn hay trực tràng. Nguyên nhân do các tuyến hậu môn nhỏ tiết nhầy, khi bị tắc nghẽn nhiễm trùng bộc phát có thể tạo thành ổ mủ. Túi mủ này phát triển trong mô lỏng lẻo vùng mông và có thể phá ra ngoài da.

 Triệu chứng điển hình là đau hậu môn ngay cả không đi cầu. Áp-xe được điều trị bằng dẫn lưu mủ từ ổ áp-xe ra ngoài, tạo lỗ mở bên cạnh hậu môn để giảm áp lực. Thường có thể thực hiện dưới gây tê tại chỗ, trong những trường hợp có ổ áp-xe lớn và sâu hơn, hay nhiều ổ áp-xe có thể được dẫn lưu dưới gây tê vùng hay gây mê. Áp-xe cạnh hậu môn rất dễ dẫn đến các biến chứng: Rò hậu môn do vậy cần nhanh chóng chữa trị kịp thời, tránh kéo dài tình trạng bệnh.

4. Rò hậu môn

 Đây là tình trạng ống hậu môn bị sưng lên do lỗ rò bên trong, đường rò, hoặc lỗ rò bên ngoài tạo thành. Phần lớn rò hậu môn là do áp-xe quanh hậu môn phát triển lên. Triệu chứng điển hình là ở lỗ rò có mủ hoặc mủ lẫn máu.

 Rò hậu môn là chứng bệnh khó điều trị nhất trong tất cả các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Muốn chấm dứt tình trạng phải phá hủy đường rò và bảo vệ an toàn cơ thắt. Kỹ thuật mở đường rò cắt trọn đường rò, cột cơ thắt, hạ niêm mạc trực tràng, cột đường rò gian cơ thắt, keo sinh học hoặc bấc sinh học.

 Kết hợp dùng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao, phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên, loại kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn gram âm, và vi khuẩn kỵ khí.

 Những bệnh lý vùng hậu môn trực tràng không hẳn là khó chữa nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp. Do đó, khi nhận thấy hậu môn có những biểu hiện bất thường như chảy máu khi đi đại tiện, táo bón nhiều ngày, đau đớn vùng hậu môn thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được kiểm tra, xác định tình trạng và điều trị dứt khoát.

Blog sức khỏe: https://dakhoa-tphcm.blogspot.com/

0 nhận xét: