Lý giải hiện tượng đi cầu ra máu ở nam và nữ



Hỏi: Chào bác sĩ, gần đây khi em đi cầu bị ra máu, lúc đầu chỉ thấy máu thấm vài giọt trên giấy vệ sinh nhưng dần dần máu chảy càng nhiều. Em không biết hiện tượng đi cầu ra máu đó là bệnh gì? Mong bác sĩ giải đáp giúp em, em cảm ơn!

 Nguyễn Ngọc Hải

Đáp: Chào bạn, theo mô tả tình trạng đi cầu ra máu của bạn thì khả năng có thể do những bệnh lý vùng hậu môn trực tràng gây ra. Tuy nhiên, muốn biết chính xác hơn thì em cần nêu ra nhiều triệu chứng kèm theo để bác sĩ chẩn đoán dễ dàng, bên cạnh đó việc em cần làm bây giờ là đi khám gấp để tránh những biến chứng nguy hiểm.

LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG ĐI CẦU RA MÁU Ở NAM VÀ NỮ


  Đi cầu ra máu là hiện tượng phổ biến ở nam và nữ trong hầu hết tất cả mọi lứa tuổi. Đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng có tới 90% khả năng đi cầu ra máu tươi là bệnh trĩ:

  1. Bệnh trĩ

  Là tình trạng căng dãn quá mức của những tĩnh mạch ở vùng hậu môn, ban đầu người bệnh sẽ bị chứng táo bón kéo dài, tiếp theo là máu chảy khi đi đại tiện (lúc đầu người bệnh phát hiện ra máu khi nhìn thấy ở giấy chùi, nhưng kéo dài sẽ thấy máu lẫn trong phân, máu chảy thành từng giọt).

  Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng kèm theo như: đau rát hậu môn khi đại tiện, dịch nhầy tiết ở hậu môn gây ngứa ngáy và lâu dần sẽ thấy xuất hiện cục thịt thừa lòi ra ngoài hậu môn.

  Bệnh ở mức nhẹ sẽ chỉ gây phiền toái và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày nhưng để nặng sẽ gây đau đớn, viêm sưng hoặc xuất huyết, gây sa búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu, thiếu máu thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

  2. Nứt kẽ hậu môn: Chứng bệnh này luôn đi kèm với chứng táo bón, người bệnh cố rặn khi đi ngoài khiến cho hậu muôn sưng lên, phù nề sau cùng là bị nứt ống hậu môn gây hiện tượng đi cầu ra máu.

  3. Viêm loét đại trực tràng: Nếu dấu hiệu đi cầu ra máu có kèm theo đau bụng dữ dội và xuất hiện chất nhầy dính trong phân thì khả năng bạn bị viêm loét đại trực tràng cao.

  4. Polyp đại tràng và trực tràng: Người bệnh không bị táo bón nhưng khi đại tiện vẫn ra máu tươi với số lượng nhiều, có khi dẫn tới tình trạng thiếu máu nặng.

GS.TS Nguyễn Ngọc Nhâm, Chủ Tịch Hội hậu môn trực tràng VN Trưởng khoa Hậu môn Trực tràng cảnh báo: đi cầu ra máu là mầm mống của những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, để biết chính xác tình trạng mình mắc phải là chứng bệnh gì cần qua kiểm tra, xét nghiệm hoặc có sự tư vấn của bác sĩ mới có kết quả chính xác.

NÊN LÀM THẾ NÀO KHI BỊ HIỆN TƯỢNG ĐI CẦU RA MÁU ?

Các chuyên gia nhấn mạnh, khi gặp tình trạng đi cầu ra máu tươi người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Bổ sung chất xơ vào mỗi bữa ăn, uống nhiều nước, thường xuyên tập thể dục thể thao.

Không dùng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Đến ngay cơ sở y tế uy tín chuyên khoa hậu môn trực tràng để được chẩn đoán chính xác, dựa vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có phác đồ điều trị thích hợp, an toàn, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, cải thiện sức khỏe.

Blog sức khỏe: https://dakhoa-tphcm.blogspot.com/

0 nhận xét: