Bị chứng táo bón có nguy cơ mắc phải bệnh hậu môn trực tràng



Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên trở nên báo động, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh, số người bị táo bón ngày càng lớn. Tình trạng này kéo dài có khả năng bạn đã mắc phải một trong những bệnh lý vùng hậu môn trực tràng.

HIỂU THÊM VỀ CHỨNG TÁO BÓN


Bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tại phòng khám Thế Giới cho biết, táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, muốn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu.

Trong điều kiện ăn uống bình thường, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra táo bón qua các biểu hiện như ít đi cầu, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó khăn khi đi vệ sinh. Bệnh táo bón rất phổ biến, nhất là ở người già và người béo. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.

TRIỆU CHỨNG TÁO BÓN ĐIỂN HÌNH


 Quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần.

 Đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay von cục (dân dã gọi là cứt sắt).

 Muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh, có lúc ra máu tươi.

 Ở một số người có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột.

Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng táo bón gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHỨNG TÁO BÓN


Do bệnh lý tại đường tiêu hóa: suy giáp trạng, tăng canxi máu, co thắt, nhu động giảm, phình đại trường...

Bệnh ngoài đường ruột như ung thư gây chèn ép, bệnh toàn thân như chức năng tuyến giáp giảm, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể, một số bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, thần kinh tâm thần bị ức chế như lo nghĩ, tức giận, buồn phiền, hoặc có thể do rối loạn chức năng vận chuyển của ruột.

Táo bón kéo dài có khả năng do trĩ


 Do thói quen ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, ít vận động, ăn uống không hợp lý (thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phân cứng, khó thải ra ngoài), ít vận động, stress, do uống thuốc tây (một số thuốc có tác dụng phụ gây táo bón).

 Lười đi cầu, nén hoặc nhịn việc đi đại tiện, bị mất ngủ, căng thẳng thần kinh, do gặp phải những vấn đề ở ruột, hoặc hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cà phê.

Đối với trẻ em, chứng táo bón ở trẻ trong độ tuổi đi học thường do chế độ ăn không đủ nước và chất xơ. Ngoài ra, nứt kẽ hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón.

CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ TÁO BÓN KÉO DÀI


Để phòng tránh bệnh, người trẻ tuổi nên ổn định thói quen ăn và uống hợp lý:

 Ăn đủ chất xơ thường có trong rau quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu đỗ.

 Cần uống đủ nước để phân trong ruột mềm ra.

 Nên hạn chế uống nước trà đặc, cà phê, cocacola… và phải tận dụng thời gian rảnh rỗi để rèn luyện đủ sức khoẻ và tập thói quen đi đại tiện đúng giờ..

Blog sức khỏe: https://dakhoa-tphcm.blogspot.com/

0 nhận xét: