Hậu môn là bộ phận tiếp xúc nhiều chất thải của con người, chính vì thế hậu môn rất dễ bị vi khuẩn gây nên các bệnh nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Ngoài ra một số bệnh hậu môn còn do thói quen sinh hoạt trong đời sống hàng ngày gây nên. Hãy cùng tìm hiểu một số căn bệnh hậu môn thường gặp sau đây để hiểu rõ hơn và tìm cách phòng tránh.
Một số bệnh hậu môn thường gặp
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là nệnh lý đối với người hay đứng, ngồi một chỗ nhiều do các tĩnh mạch ở hậu môn bị phì đại quá mức tạo thành các búi trí gây đau đớn và khó chịu.
2. Nguyên nhân bệnh trĩ
Do đi vệ sinh xong vẫn còn ngồi quá lâu để đọc báo, sử dụng điện thoại
Uống rượu, ăn đồ cay nóng thường xuyên
Ngồi lâu ít vận động, lười vận động
Kéo dài bệnh mà không chữa trị
3. Tác hại của bệnh trĩ
Thiếu máu do chảy máu hậu môn gây ra thiếu máu ở người bệnh.
Gây đau đớn, bất tiện khi đi lại, ngồi, khi đi đại tiện.
Mất khả năng co giãn đàn hồi hậu môn gây mất khả năng kiểm soát đại tiện.
Viêm nhiễm hậu môn gây viêm loét hậu môn, nhiễm khuẩn có thể dẫn tới nứt kẽ hậu môn. Nhiễm trùng máu,…
Gây ảnh hưởng đến quan hệ tình dục của người bệnh.
Bệnh trị nẵng gây ra mùi hôi khó chịu.
1. Trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là hiện tượng bên trong hậu môn xuất hiện búi trĩ gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh hay gây chảy máu khi đi đại tiện.
2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Do tắc nghẽn mạch máu: Mao mạch máu tăng sau đó căng phồng lên tạo thành bề mặt thô và sáng bóng, có màu đỏ tươi, niêm mạc mỏng, nếu bác sĩ chuyên khoa dùng tay chạm vào sẽ thấy mềm và cũng dễ chảy máu.
Do u tĩnh mạch: Có những bệnh nhân mắc phải trĩ nội là do đám rối tĩnh mạch trong cơ thể người bệnh căng phồng lên làm cho bên trong búi trĩ xuất hiện cục máu đông rồi hình thành u tĩnh mạch dãn ra thành hình cầu, niêm mạc khá dày.
Trĩ nội do sưng dạng sợi: Vì búi trĩ nhiều lần sa ra ngoài do táo bón, hoặc do bị cọ sát (quan hệ tình dục qua đường hậu môn) và chứng viêm kích thích khiến cho các tổ chức tế bào của trĩ nội tăng lên, niêm mạc chuyển thành dạng sợi, cứng lại và một phần trĩ có tính đàn hồi.
3. Tác hại của trĩ nội
Gây đau đớn ảnh hưởng tới quan hệ tình dục
Trĩ kéo dài gây bất tiện trong sinh hoạt
Gây các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng hậu môn, loét hậu môn…
Gây rò hậu môn
Cảm giác mất tự tin và không được thoải mái
Trĩ ngoại là bệnh gì ?
1. Trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng búi trĩ nằm dưới vùng lược mà người bệnh có thể nhìn thấy, búi trĩ không thể thụt vào trong hậu môn và không gây ra hiện tượng đau hay chảy máu
2. Nguyên nhân trĩ ngoại
Do táo bón: khi đi đại tiện bị táo bón người đi cần rặn nhiều gây áp lực lên hậu môn gấp 10 lần và hiện tượng táo bón kéo dài làm xuất hiện các búi trĩ
Ung thư trực tràng: do sự chèn ép gây ra cản trở tĩnh mạch hồi lưu, làm các đám rối trĩ căng phồng làm trĩ xuất hiện
Hội chứng lỵ: người hội chứng lỵ thường đi vệ sinh nhiều sau đó gây áp lực tới hậu môn nhiều làm gây ra trĩ
3. Tác hại của trĩ ngoại
Gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt
Búi trĩ và dịch nhầy có thể gây ngứa ngáy
Gây thiếu máu cho người bệnh do bị chảy máu hậu môn
Gây đau đớn cho người bệnh
Apxe hậu môn là bệnh gì ?
Apxe hậu môn là xung quanh hậu môn xuất hiện khối sưng hoặc khối cứng nhỏ,cảm giác đau, sưng, sốt, căng tức khó chịu, đứng ngồi không yên, khó ngủ. Kèm bệnh táo bón, đi tiểu không thông, toàn thân khó chịu, mệt mỏi, thân nhiệt hơi cao, ăn không ngon miệng.Vết thương chảy mủ khó có thể liền vào, dễ tái phát, để lâu sẽ gây rò hậu môn.
2. Nguyên nhân apxe hậu môn
Do nhiễm trùng: nhiễm trùng tại các chỗ như viêm hốc tuyến, …Từ đây, vi khuẩn sẽ lan lên trên, dưới niêm mạc của hậu môn – trực tràng gây ra apxe giữa các lớp cơ của thành trực tràng. Lan xuống dưới, dưới niêm mạc của ống hậu môn rồi đến da của rìa hậu môn gây ra apxe dưới da và niêm mạc.
Vi khuẩn lao, liên cầu, khuẩn lỵ ,… là nguyên nhân gây ra bệnh.
3. Tác hại của apxe hậu môn
Rò hậu môn: apxe hậu môn nếu không được điều trị sớm sẽ phát triển to lên gây vỡ và chảy mủ và gây rò hậu môn, kéo dài gây ra táo bón
Nhiễm trùng mủ: apxe hậu môn kép dài gây nhiễm trùng mủ, tổn thương lan rộng tới các bộ phẫn khác gây viêm nhiễm cục bộ
Đi đại tiện khó khăn, gây đau, tức khi đi đại tiện
Viêm nang long xung quanh hậu môn: dịch chảy ra do apxe hậu môn gây ra kích ứng làm viêm nang lông
Polyp hậu môn là gì ?
1. Polyp hậu môn là gì?
Polyp hậu môn là bệnh về hậu môn và trực tràng do khối u lồi có cuống có thể di chuyển trong đường ruột và được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn. Bệnh kéo dài có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm khác và ung thư.
2. Nguyên nhân polyp hậu môn
Do apxe hậu môn chảy mủ, mủ chảy vào trong gây ra viêm nhiễm thành các polyp
Do có vật lạ gây ra ổn thương hay kích thích lên niêm mạc trực tràng
Do thức ăn chứa nhiều vi khuẩn, axit cholic kết hợp với nhau tạo ra các polyp dạng tròn
Do vi khuẩn lao gây ra
Do tắc tĩnh mạch gây ứ trệ mạch máu
Do biến dị gen hay di truyền
3. Tác hại của polyp hậu môn
Dễ di truyền cho cả nam và nữ
Có 80% người ung thư ở tuổi 30 do mắc polyp hậu môn khi không được phát hiện và điều trị cụ thể.
Polyp nằm sát hậu môn phải nối ruột, làm hậu môn giả, hay cắt hậu môn để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Gây thiếu máu, đau đầu, mệt mỏi.
Gây mất tự tin ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày.
Rò hậu môn
1. Rò hậu môn là gì?
Rò hậu môn là bệnh do nhiễm trùng tại các khe và nhú trong ống hậu môn và làm các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm và tụ mủ phá ra vùng da xung quanh gây nên những lỗ rò.
2. Nguyên nhân rò hậu môn
Do viêm nhiễm từ tuyến hậu môn từ các vi khuẩn như trực khuẩn cooli, tụ cầu trùng, liên cầu trùng...
Do apxe hậu môn không được điều trị gây ra
Nguời bệnh lao, bệnh Crohn hay người ung thư hậu môn trực tràng cũng dễ bị rò hậu môn
Đại tiện ra máu
1. Đại tiện ra máu là gì?
Đại tiện ra máu là hiện tượng chảy máu hạu môn sau phân hay trong phân có lẫn máu, máu đỏ tươi hay đỏ thẫm, đen tùy vào bộ phận mắc bệnh và bị chảy máu, lượng máu và thời gian đọng máu.
2. Nguyên nhân đại tiện ra máu
Nứt kẽ hậu môn: do táo bón kéo dài gây nứt kẽ hậu môn và chảy máu khi đi đại tiện
Viêm loét đại trực tràng: bệnh thường đại tiện nhiều lần lẫn máu tươi, số lượng nhiều và có thể lẫn ít nhầy
Polyp trực tràng và đại tràng: 2 bệnh này là nguyên nhân gây ra đại tiện ra máu có khi gấy thiếu máu ở người bệnh
3. Tác hại đại tiện ra máu
Gây mất máu, thiếu máu cho người bệnh
Gây kích ứng vùng da xung quanh hậu môn
Gây ra một số bệnh nguy hại như trĩ, nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn, ung thư trực tràng hay một số u ác tính khác
Nứt kẽ hậu môn
1. Nứt kẽ hậu môn là gì
Nứt kẽ hậu môn là bệnh hậu môn trực tràng do có vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn của ống hậu môn gây ra sung tấy, ngứa ngáy, đau rát, đại tiện ra máu. Bệnh có thể tự khỏi không cần chữa nhưng cũng dễ tái phát lại.
2. Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn
Do táo bón kéo dài: táo bón gây khó khăn khi đại tiện, khiến người bệnh phải rặn nhiều gây áp lực lớn lên hậu môn làm nứt kẽ hậu môn.
Ăn uống đồ cay nóng không hợp lý: ăn quá nhiều thịt, ít rau và chất xơ, ăn đồ cay nóng gây ra táo bón.
Thói quen: có một số người quen đi đại tiện lâu, rặn mạnh, ngồi xổm gây áp lực tới hậu môn làm nứt kẽ hậu môn.
Do vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm và nứt kẽ hậu môn.
3. Tác hại của nứt kẽ hậu môn
Làm bệnh nhân lo lắng, mệt mỏi, sợ đi đại tiện.
Gây mất máu hay thiếu máu.
Làm nhiễm trùng máu do hậu môn nứt kẽ khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển xâm lấn vào cơ thể.
Tạo các ổ apxe hậu môn hay mủ do bị vi rút có hại xâm lấn vào vết nứt.
Gây rò hậu môn.
Làm mất khả năng co thắt của hậu môn.
Đại tiện khó
1. Đại tiện khó là gì?
Đại tiện khó hay táo bón là hiện tượng thường thấy về các bệnh cso liên quan tới trực tràng và hậu môn và khó đẩy phân ra ngoài.
2. Nguyên nhân đại tiện khó
Do các bệnh về đại tràng: một số bệnh như viêm túi thừa đại tràng, viêm kết tràng, bệnh kết tràng bẩm sinh khiến đại tràng bị co thắt, vận động bất thường làm phân không đi qua được gây đại tiện khó.
Do một số bệnh như ung thư trực tràng, apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, sa hậu môn ,,, thu nhỏ thực tràng gầy đại tiện khó.
Do các bệnh như u ruột lành tính, hẹp đường ruột, co thắt hẹp trực tràng, dính ruột, tắc ruột hay do u trong ổ bụng, mang thai gâu áp lực lên đường ruột làm phân khó di chuyển bị đại tiện khó.
Do ảnh hưởng thuốc có chứa canxi cacbonat, morphin, atropine, hay túng độc chì, asen, popho, thủy ngân gây ra đại tiện khó.
Do ăn thực phẩm cay nóng, sử dụng chất kích thích như rượu bia.
Do tinh thần căng thẳng, lo lắng stress cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh.
3. Tác hại của đại tiện khó
Gây ra các bệnh về hậu môn và trực tràng như trĩ, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn…
Ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Gây một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao do chất thải không được đầy ra ngoài.
Dị vật ở hậu môn
1. Dị vật ở hậu môn là gì?
Dị vật ở hậu môn do một số bệnh lý gây ra như trĩ, viêm ống hậu môn, u phì đại hậu môn, giãn niêm mạc trực tràng gây ra hoặc do quá tình ăn uống sinh hoạt nuốt phải xương, hay một số vật cứng khác làm cuất hiện dị vật tỏng quá trình thải phân nhưng chúng bị mắc lại trong ống hậu môn.
2. Nguyên nhân gây dị vật hậu môn
Do bệnh trĩ: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ tổng hợp gây nên các búi trĩ, sa búi trĩ gây đau đớn, tắc nghẽn hậu môn.
Đau hậu môn: Do đau hậu môn làm nhầm tưởng như có dị vật tại hậu môn nhưng không phải
Apxe hậu môn: Bệnh gây cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng hậu môn và trực tràng giống như có vật gì đó mắc kẹt ở hậu môn.
Viêm hậu môn: Bệnh do vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm hậu môn, có cảm giác đi đại tiện không hết, đau tức và có tiết dịch hồng nhạt.
Viêm ống trực tràng: Người bệnh đại tiện ra phân rắn hoặc lỏng nhưng có cảm giác vướng vật gì đó ở hậu môn.
Sa hậu môn: Hậu môn bị trùng xuống nên có cảm giác đau bụng dưới, đi tiểu nhiều và địa tiện không hết
Nứt kẽ hậu môn: Nứt kẽ hậu môn gây cảm giác như cắt xé hậu môn, đại tiện có máu trong phân và có cảm giác đau kéo dài.
U nhú phì đại: Vùng hậu môn xuất hiện các u nhú có màu trắng và khá cứng gây phì đại do sự phát triển của nó làm sưng đau vùng hậu môn.
Sa niêm mạc trực tràng: Đại tiện khó, sưng hậu môn gây vướng víu như có dị vật tỏng hậu môn.
3. Tác hại của dị vật hậu môn
Gây cảm giác bất ổn về tâm lý cho người bệnh.
Gây ngứa ngáy khó chịu.
Khó khăn tỏng việc đi đại tiện.
Ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc.
Gây phiền toái tới sinh hoạt hàng ngày.
Gây ra hoại tử, nhiễm trùng máu, ung thu trực tràng nếu bệnh kéo dài và không được điều trị.
0 nhận xét: